Nhược điểm của các đế quốc Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov

  • Theo các tài liệu mình đọc thì Bismarck ban đầu phản đối việc lập đế quốc thuộc địa Đức, lập luận rằng việc thu phục, củng cố, duy trì những lãnh thổ rộng lớn này sẽ gây nhiều tổn thất hơn là lợi ích cho nến kinh tế Đức. Phải chăng ý Bismarck là lo tập trung phát triển công nghiệp nặng trong nước sẽ tốt đẹp hơn là kiếm thuộc địa bên ngoài, lệ thuộc vào thuộc địa và làm công nghiệp lạc hậu?
  • Không những cái đế quốc thuộc địa mà ngay cả các đế quốc bành trướng như Osman, Mogul... cũng chết 1 phần vì lãnh thổ rộng quá, không thể giữ nổi. Cho thấy người Nga, người TQ rất giỏi trong việc duy trì lãnh thổ bành trướng của mình.
  • Còn nhớ hồi xưa mình vs Khov viết bài Suleiman I, đến nay mình vẫn khá tâm đắc song mình tiếc là chưa tìm thấy chỗ thích hợp để chèn vô 1 nhận định là ông này bành trướng quá lớn, làm suy yếu cơ cấu tập quyền của Thổ, đưa đến sự suy vong giống như Aurangzeb.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:48, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)

  • Số phận của "rợ Thổ", xem ra cũng là số phận của "rợ Thát Đát" trước họ, và Mãn Thanh sau họ. Người dân tộc thiểu số có khả năng xây dựng 1 đế quốc lớn bằng vũ lực nhưng thiếu khả năng chèo chống, duy trì nó. Và mặc dù họ khá tự do với văn hóa, tôn giáo (Mông Cổ cho tầng lớp tăng lữ, thương nhân hưởng khá nhiều đặc quyền ở các nơi bị trị) nhưng họ vẫn không giải quyết được mâu thuẫn các dân tộc bị trị.
  • Dù thời đó chiếm đất là chuyện thường nhưng hình như mình vẫn thấy cái "Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán" có tính toán và điểm dừng hơn La Mã và Thổ (thật ra là nhà nước kế tục của La Mã). Các triều đại của Tung Của bành trướng rất nhiều, nhưng dường như họ vẫn dành đủ thời gian cho việc nội trị hơn Thổ và La Mã. Có lẽ vì triết học Nho giáo của họ đặt nặng việc "chăn dân" hơn tư tưởng chủ đạo của La Mã và Thổ. Cũng có thể 1 phần nguyên nhân là vì cuộc xâm lăng của Tung Của (dù có thắng hay thua) cũng không gặp phần 1 cường quốc nào đủ mạnh để quật lại và làm đế quốc Tàu thu hẹp lãnh thổ. Còn Thổ chọi nhau với quá nhiều cường quốc (Đế quốc La Mã "Thần thánh", Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Tư...) nên không đứng vững được lâu.
  • Các kẻ thù của Suleiman ko hẳn đều là phong kiến lạc hậu đâu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha khi đó rất mạnh, chính Tây Ban Nha đã quật cho Suleiman 1 đòn đau tại Malta năm 1565. Còn Ba Tư lúc đó tạm yếu nhưng khoảng năm 1590 nó có 1 ông vua mạnh xuất hiện và thay đổi hoàn toàn cục diện. Song cũng như ý trên, mình thấy nhà nước Ba Tư có cân bằng giữa nội trị và bành trướng hơn Thổ và La Mã.
  • Quả là lịch sử chủ nghĩa đế quốc cho thấy nếu đánh chiếm những nhà nước lỏng lẻo, bộ tộc, hoặc đang suy thoái và lạc hậu (Đông La Mã 1453, Chiêm Thành 1471, Campuchia ở thời mất Nam Bộ...) sẽ dễ ăn vĩnh viên hơn là đánh những nước có chính trị, văn hóa vững mạnh và đoàn kết.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:53, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)

  • Những Alexandros Đại đế, La Mã, Thát Đát, Thổ ngày xưa có tham vọng làm bá chủ thế giới, rồi sau đó là những Anh Pháp Tây Bồ, nhưng riêng Tàu Khựa thì hình như trong mắt họ, cái lãnh thổ họ đang có đã là "thiên hạ", là trung tâm của thế giới rồi.
  • Cũng ko hẳn thằng nào suy yếu cũng bị nuốt, vì Đại Việt năm 1390 đã tàn phế nhưng vẫn đánh tan hải quân Chiêm Thành xâm lược; nhưng năm 1407, Đại Ngu ko ở thời kỳ suy vong mà vẫn bị nhà Minh làm thịt.
  • Có điều, mình thấy Thụy Điển thực hiện chính sách trung lập rất thành công, nhưng chắc hẳn phải có 1 yếu tố ngoại cảnh nào đó (vd sau khi lấy Phần Lan Nga ko còn tham vọng nào với Thụy Điển, hoặc các láng giềng của Thụy Điển ko có tham vọng đế quốc), chứ trong nhiều trường hợp khác, có những nước nhỏ cứ cặm cụi làm ăn mà vẫn bị nước lớn dòm ngó thì thật khó mà hòa bình được vậy. Mà nếu đúng vậy, thì quả thật có 1 điều thú vị đó là, mặc dù di sản của chủ nghĩa đế quốc Nga đến nay vẫn còn rất rõ (tạo nên 1 quốc gia có lãnh thổ rộng nhất thế giới), nhưng thực ra người Nga lại chưa từng muốn làm bá chủ thế giới bao giờ.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:58, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Nếu như thuýêt này là đúng thì không những rợ Mông Cổ mà cả rợ Thổ cũng góp phần đưa khoa học quân sự tân tiến của thời đại vào châu Âu!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:43, ngày 8 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov http://www.angelfire.com/art/enchanter/RDF-LT.jpg http://www.army-guide.com/eng/product4413.html http://aviationweek.com/awin/f135-fan-blows-during... http://3.bp.blogspot.com/-v6MDReOwTGg/UAXrRb2Is8I/... http://www.dorkly.com/post/70267/the-truth-about-y... http://www.foreignaffairs.com/articles/37309/john-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/26/t... http://www.itispisa.com/wp-content/gallery/idrovol... http://military-informant.com/images/news/14uTnJsL... http://www.nickbostrom.com/revolutions.pdf